fbq('track', 'PageView');

Chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ lao động được pháp luật điều chỉnh. Quan hệ này phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động. Hình thức pháp lý để thừa nhận mối quan hệ pháp luật này chủ yếu thông qua hợp đồng lao động. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, mỗi bên phải tuân thủ và điều chỉnh hành vi của mình theo đúng pháp luật để thực hiện hợp đồng. Sau đó hợp đồng lao động có thể bị chấm dứt bởi rất nhiều lý do, một trong những cách thức chấm dứt hợp đồng lao động phổ biến nhất hiện nay là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể hơn đó là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Dưới nội dung bài viết này Hãng Luật Cộng Đồng chia sẻ một số kiến thức về Chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động”.

Chấm dứt  hợp đồng lao động là gì?

Chấm dứt hợp đồng lao động là việc tự ý chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn​ mà không có sự cùng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động của một trong các bên tham gia quan hê hợp đồng.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những quyền mà pháp luật dành cho cả người lao động và người  sử dụng lao động để bảo vệ lợi ích hợp pháp cho họ, và đưa ra cho họ những phương án khi mà họ gặp phải  những trường hợp không thể thực hiện được, hoặc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động. Đối với khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động được sử dụng cho cả người sử dụng lao động và người lao động , vì theo pháp luật quy định đây là quyền của cả hai chủ thể này. Theo đó, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động  quyền và là hành vi pháp lý đơn phương trong quan hệ lao động. Việc người  sử dụng lao động thể hiện ý chí của mình ra bên ngoài để người lao động biết được người  sử dụng lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động với mình mà không cần sự thỏa hiệp hay đồng ý từ phía người lao động. 

Việc thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người  sử dụng lao động sẽ dẫn đến việc chấm dứt hiệu lực pháp lý của hợp đồng đã giao kết với người lao động trước thời hạn hoặc trước khi công việc được hoàn thành.

Khi người  sử dụng lao động thực hiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ tạo ra những hệ quả pháp lý rất đa dạng. Việc thực hiện quyền này của người  sử dụng lao động không những thể hiện sự tự do chọn lựa, tuyển dụng nhân tài của người  sử dụng lao động mặt khác còn tạo điều kiện cho người  sử dụng lao động sàng lọc một số lao động không đảm bảo, phù hợp với công việc và yêu cầu của người  sử dụng lao động.

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người  sử dụng lao động sẽ là điều kiện để các nghĩa vụ giữa người  sử dụng lao động và người lao động chấm dứt.

Các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt  hợp đồng lao động

Theo quy định tại Bộ luật lao động hiện hành có quy định về các trường hợp người  sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cụ thể như sau:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục;
  • Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
  •  Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
  •  Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Trên đây là bài viết  về “Chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động” Trong quá trình  nghiên cứu có bất kỳ vướng mắc nào vui lòng liên hệ bộ phận nhân viên chuyên trách của chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp Trực tiếp – Nhanh chóng – Kịp thời và nhận báo giá chi tiết nhất các dịch vụ pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn có thêm chút kiến thức về Chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Nội dung bài viết trên mang tính chất tham khảo để có thông tin chính xác kịp thời vui lòng liên hệ tới chúng tôi: 094.399.1632 tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình 24/7.

#Tuvanphaplymienphi

#Hopdonglaodong

 ____________________

Hãng Luật cộng đồng

Mail: dichvuluat24h.com@gmail.com

Địa chỉ: Số 2 ngõ 28/10 Đường Nguyên Hồng – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

☎ : 0943991632


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/tuongquan/domains/dichvuluat24h.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
0973362221
icons8-exercise-96 chat-active-icon