fbq('track', 'PageView');

Báo giá Dịch vụ thành lập công ty TNHH Nhanh, Uy tín

công ty tnhh

Báo giá Dịch vụ thành lập công ty TNHH. Công ty trách nhiệm hữu hạn thường được viết tắt là Công ty TNHH. Đây là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biển ở nước ta hiện nay.

Theo khoản 7 Điều 4 luật doanh nghiệp 2020. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm hai loại hình. Đó là: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Những người góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Người góp vốn sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty gọi là thành viên góp vốn.

1. So sánh, Phân biệt Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Đặc điểm

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

Chủ sở hữu

Cá nhân hoặc tổ chức có pháp nhân Cá nhân hoặc tổ chức có pháp nhân

Số lượng thành viên góp vốn

Tối đa một thành viên góp vốn đồng thời là chủ sở hữu Tối thiểu 2 và tối đa 50 thành viên góp vốn

Đối tượng chịu trách nhiệm khoản nợ và tài sản công ty

Chủ sở hữu Các thành viên góp vốn (trừ một số trường hợp nhất định

Quyền phát hành cổ phiếu

Không Không

Tư cách pháp nhân

Có (Tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) Có (Tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

Với những thông tin trên, quý khách hàng đã biết công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là gì? Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên là gì? Nhìn chung, hai loại hình công ty này tương đối giống nhau và điểm khác biệt lớn nhất chính là số lượng thành viên góp vốn.

2. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH 1 thành viên

Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức:

– Chủ tịch – Giám đốc (Tổng Giám đốc) – Kiểm soát viên

– Hội đồng thành viên – Giám đốc (Tổng Giám đốc) – Kiểm soát viên

Trường hợp chủ sở hữu là cá nhân:

– Chủ tịch – Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc)

3. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Trường hợp có dưới 11 thành viên góp vốn:

– Hội đồng thành viên – Chủ tịch – Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc)

Trường hợp từ 11 thành viên góp vốn trở lên:

– Hội đồng thành viên – Chủ tịch – Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) – Ban kiểm soát

4. Các bước dịch vụ thành lập công ty TNHH

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập mở công ty TNHH

Thành viên góp vốn cần chuẩn bị thông tin cho việc thành lập Công ty TNHH bao gồm thông tin thành lập công ty như tên công ty, địa chỉ, vốn góp, thành viên và giấy tờ cá nhân như chứng minh thư hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước (bản sao chứng thực).

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH tới Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hiện nay việc nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH có hai cách:

  • Hình thức Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố
  • Hình thức Nộp trực tuyến (online) thông qua cổng thông tin trực tuyến

Bước 3: Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ thành lập công ty TNHH

Chuyên viên sau khi tiếp nhận, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, thì Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong vòng năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Với hình thức nộp hồ sơ trực tuyến, sau khi nộp xong chuyên viên sẽ kiểm tra hồ sơ và trong trường hợp hồ sơ đẩy đủ và hợp lệ, thì người nộp hồ sơ mang bản cứng hồ sơ đến phòng 1 cửa để đối chiếu và nhận kết quả.

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập Công ty

Thành viên hoặc người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ sẽ đến sở kế hoạch đầu tư để tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký công ty TNHH sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ trực tuyến

Bước 5: Khắc dấu, đăng bố cáo thành lập công ty TNHH trên cổng thông tin

Căn cứ Theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp hiện nay, doanh nghiệp được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu của doanh nghiệp và hiện tại từ năm 2021 không áp dụng hình thức công bố thông tin mẫu dấu trước khi sử dụng. Do đó, sau khi hoàn thành xong việc làm dấu, doanh nghiệp có thể sử dụng con dấu được ngay mà không cần công bố.

Ngoài ra, sau khi thực hiện 05 bước nêu trên, khách hàng sẽ cần thực hiện thêm 1 số việc để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động kinh doanh như:

+ Phải thực hiện mua và sử dụng chữ ký số để kê khai thuế đến cơ quan thế

+ Mua và sử dụng hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn

+ Thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp

5. So sánh ưu điểm và nhược điểm của loại hình Công ty TNHH

Ưu điểm công ty TNHH:

Các thành viên góp vốn vào Công ty TNHH chủ yếu là bạn bè, người thân, cho nên việc điều hành không mấy phức tạp

Để thực hiện việc chuyển nhượng vốn góp, các thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên sẽ phải chào bán trong nội bộ công ty trước. Sau đó mới được bán ra bên ngoài. Điều này tuy có phần phức tạp nhưng ưu điểm sẽ là độ bảo mật cao

Các thành viên góp vốn vào Công ty TNHH sẽ phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ và các tài sản khác dựa trên các cam kết trong điều lệ.

Nhược điểm Công ty TNHH

Theo quy định Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu. Điều đó đồng nghĩa với việc không được tham gia thị trường chứng khoán.

Điều kiện thành lập công ty là quy định mà doanh nghiệp phải đáp ứng khi muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, khách hàng sẽ phải đáp ứng các điều kiện bắt buộc sau đây:

+  Cá nhân thành lập công ty phải là người trên 18 tuổi, không vi phạm luật hình sự, không bị hạn chế năng lực dân sự, không phải là cán bộ công nhân viên chức hoạt động trong các cơ quan nhà nước.

+ Tổ chức thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn phải có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật

+ Sử dụng tên công ty trách nhiệm hữu hạn không bị trùng lặp, gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp

+ Có trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ và người đại diện pháp luật theo đúng quy định

+ Soạn thảo hồ sơ đầy đủ

+  Thực hiện đúng quy trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

6. Điều kiện thành lập công ty TNHH

Doanh nghiệp khi thành lập bắt buộc phải có trụ sở chính. Nhưng trụ sở không phải muốn lấy bất kỳ địa điểm nào cũng được mà phải đáp ứng các điều kiện:

+ Là sở hữu hợp pháp của địa điểm. Nếu trường hợp trụ sở chính là địa điểm thuê, mượn phải có các giấy tờ chứng minh sử dụng hợp pháp.

+ Trụ sở chính không được sử dụng những địa điểm chung cư và (trừ trường hợp tầng 1, 2, 3 đã được chủ đầu tư xin cấp giấy phép sử dụng để kinh doanh)

+  Trụ sở chính chỉ có một địa điểm duy nhất và bắt buộc phải ở Việt Nam

+ Thông tin về trụ sở chính phải được kê khai rõ ràng thông tin địa chỉ cụ thể

7. Khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ sau để thành lập công ty TNHH:

+ Bản sao chứng thực thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu của thành viên góp vốn (trong trường hợp thành viên góp vốn là cá nhân)

+ Bản sao giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, quyết định thành lập tổ chức/pháp nhân và quyết định góp vốn thành lập công ty (áp dụng trong trường hợp, bên góp vốn thành viên là tổ chức)

+ Thông tin cho việc thành lập công ty TNHH theo mẫu yêu cầu cung cấp thông tin của chúng tôi;

+ Hợp đồng thuê trụ sở chính (áp dụng trong trường hợp trụ sở chính đặt tại tòa nhà) và giấy tờ xác nhận của tòa nhà đó có chức năng kinh doanh văn phòng (giấy phép xây dựng)

8. Hồ sơ xin đăng ký thành lập Công ty TNHH 1 thành viên

+ Giấy đề nghị thành lập Công ty TNHH 1 thành viên theo mẫu

+ Điều lệ công ty Công ty TNHH do chủ sở hữu trực tiếp ký

+ Bản sao chứng thực thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu của các thành viên góp vốn

+ Hợp đồng thuê trụ sở chính công ty (chỉ áp dụng đối với trường hợp trụ sở chính công ty đặt tại nhà tầng).

9. Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty TNHH 2 thành viên

+ Giấy đề nghị thành lập Công ty TNHH 2 thành viên theo mẫu

+ Điều lệ công ty Công ty TNHH 2 thành viên do các thành viên ký

+ Danh sách thành viên công ty

+ Bản sao chứng thực thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu của thành viên góp vốn

+ Hợp đồng thuê trụ sở chính công ty (chỉ áp dụng đối với trường hợp trụ sở chính công ty đặt tại nhà tầng).

10. Thành lập Công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa cho doanh nghiệp (trừ những trường hợp ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định). Do đó, số vốn điều lệ thành lập công ty TNHH sẽ hoàn toàn do thành viên góp vốn bàn bạc và quyết định dựa trên lĩnh vực kinh doanh và chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp quyết định.

Khi tiến hành thành lập công ty, các thành viên không nên để vốn điều lệ quá cao mà có thể để ở mức vừa phải và tăng vốn điều lệ công ty tùy thuộc vào từng giai đoạn của hoạt động kinh doanh.

dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn Miễn Phí

BÁO GIÁ DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

GÓI SIÊU TIẾT KIỆM:
650.000 VNĐ
Gói siêu tiết kiệm, dành cho khách hàng chỉ cần ĐKKD
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Mã số thuế doanh nghiệp

CÁC GÓI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP PHỔ BIẾN


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/tuongquan/domains/dichvuluat24h.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
0973362221
icons8-exercise-96 chat-active-icon