fbq('track', 'PageView');

Doanh nghiệp khi thành lập lựa chọn mô hình sao cho đúng?

Thành lập doanh nghiệp là đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh. Đây là bước đầu tiên và là bước quan trọng trong hành trình khởi nghiệp kinh doanh đối với mỗi doanh nhân. “Đầu xuôi đuôi lọt” là câu thành ngữ mang ý nghĩa  “Sự khởi đầu thành công thì các bước sau sẽ gặp dễ dàng thuận lợi”.  Đối với doanh nghiệp cũng vậy, Việc thành lập cũng  là sự khởi đầu càng thuận lợi bao nhiêu thì các công việc sau này càng phát triển bấy nhiêu. Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất khi thành lập doanh nghiệp là các cá nhân, tổ chức kinh doanh làm thế nào để lựa chọn được cho mình mô hình kinh doanh phù hợp, loại hình phù hợp. Dưới nội dung bài  viết  này Hãng Luật Cộng đồng  chia sẻ tới bạn đọc vấn đềDoanh nghiệp khi thành lập lựa chọn mô hình sao cho đúng?”

Các loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp phổ biến gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm phù hợp với  từng nhu cầu từng mô hình kinh doanh khác nhau. 

Doanh nghiệp tư nhân 

Doanh nghiệp tư nhân  là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm  bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 

Ưu điểm

  • Thủ tục thành lập đơn giản;
  • Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh;
  • Cơ cấu tổ chức hoạt động chủ doanh nghiệp tư nhân có  toàn  quyền quyết định;
  •  Hưởng toàn bộ lợi nhuận do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra;
  • Chủ doanh nghiệp được đóng thuế thu nhập cá nhân ngay trên thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nhược điểm:

  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với  hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Hạn chế về số lượng thành lập: mỗi một cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. 
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
  •  Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Công ty TNHH một thành viên 

Theo quy định của pháp luật hiện hành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Ưu điểm:

  •  Công ty có tư cách pháp nhân;
  •  Chế độ trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của công ty trong số vốn mình đã  góp;
  • Chủ sở  hữu  công ty có thể là  cá nhân, tổ chức;
  • Cơ cấu  công ty được pháp luật quy định rõ ràng tinh gọn, hiệu quả, chủ sở hữu có quyền quyết định lớn nhất.

– Nhược điểm:

  • Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu;
  • Khó khăn trong việc huy động vốn, huy động vốn sẽ được tiến hành theo phương thức chủ sở hữu góp thêm vốn và huy động vốn từ cá nhân, tổ chức  khác.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên tối thiểu là 02 và tối đa không vượt quá năm mươi. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Ưu điểm:

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân;
  •  Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro;
  •  Số lượng thành viên công ty không quá 50, các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau nên việc điều hành, quản lý công ty không quá phức tạp;
  • Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.

Nhược điểm:

  •  Công ty TNHH hai thành viên trở lên không có quyền phát hành cổ phiếu;
  • Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ  hơn so với các công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân;
  •  Trong một số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên khiến cho nhiều đối tác và khách hàng không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra mà họ phải chịu;

Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp pháp luật quy định điều kiện chuyển nhượng hoặc cấm chuyển nhượng.

Ưu điểm:

  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
  •  Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Có tư cách pháp nhân;
  •  Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, việc huy động vốn dễ dàng, linh hoạt hơn và huy động được số vốn lớn hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

Nhược điểm:

  •  Do công ty cổ phần không hạn chế cổ đông do đó dễ có sự phân hóa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích nên việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn;
  • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.

Với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm riêng phù hợp với từng cá nhân, quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Khi thành lập doanh nghiệp các chủ thể cần dựa vào đặc điểm, ưu nhược điểm từng loại hình để phân tích cho phufhopwj với quy mô, tính chất doanh nghiệp mình.

Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp

Quy trình dịch vụ thành lập doanh nghiệp

Khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp, Hãng Luật Cộng Đồng tiến hành tư  vấn, tiếp nhận thông tin và xử lý theo quy trình sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin, giấy tờ tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp

– Tư  vấn tên công ty, địa chỉ công ty, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh như hướng dẫn ở trên.

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị: 04 bản sao y công chứng không quá 03 tháng 1 trong các giấy tờ CMND/Hộ Chiếu/Căn cước công dân (CMND không quá 15 năm, Hộ chiếu không quá 10 năm).

+  Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh, và CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân của người đại diện cho tổ chức. (tất cả các giấy tờ cần sao y công chứng không quá 03 tháng).

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp:

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:

+ Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp;

+ Điều lệ công ty;

+ Và giấy tờ đã chuẩn bị ở trên như (CMND/hộ chiếu/CCCD, Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh);

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

+ Nộp bộ hồ sơ đã được soạn thảo + CMND/Hộ chiếu/CCCD tới cơ quan đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại.

Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Từ 3-5 ngày sau khi nộp hồ sơ. Đến ngày hẹn trả kết quả, Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền đến nhận kết quả giấy chứng nhận đặng ký doanh nghiệp nếu như hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác.

Bước 5 : Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp mới thành lập trên cổng thông tin quốc gia

+ Sau khi hồ sơ hợp lệ và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty cần thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty;

Lưu ý: Thời hạn doanh nghiệp cần thực hiện đăng bố cáo trên cổng thông tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

*Mức phạt khi doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định:

+ Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: Buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 6: Khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu công ty lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp

+ Công ty tiến hành khắc dấu tròn tại cơ sở được phép khắc dấu và sau đó nộp thông báo sử dụng mẫu dấu tại cơ quan đăng ký kinh doanh để được đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.

# Thanhlapdoanhnghiep

#Dangkykinhdoanh

____________________

Hãng Luật cộng đồng

Mail: dichvuluat24h.com@gmail.com

Địa chỉ: Số 2 ngõ 28/10 Đường Nguyên Hồng – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

☎ : 0943991632

 


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/tuongquan/domains/dichvuluat24h.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
0973362221
icons8-exercise-96 chat-active-icon