fbq('track', 'PageView');

Những đối tượng không được bảo hộ nhãn hiệu theo quy định

Đăng  ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của các nhân, tổ chức. Việc làm đó nhằm đảm bảo được pháp luật bảo vệ, vừa để quảng bá cho thương hiệu kinh doanh của công ty. Nhưng trên thực tế không phải  nhãn hiệu nào cũng đủ điều kiện để được bảo hộ. Do đó khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cá nhân, tổ chức cần nắm rõ những đối tượng này để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho đúng loại và phù  hợp. Dưới  nội dung bài viết này chúng tôi xin chia sẻ  một số kiến thức về “Những đối tượng không được bảo  hộ nhãn hiệu” để quý khách hàng có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

Một số nhãn hiệu không  được bảo hộ

Tên gọi nhãn hiệu quá chung chung, không rõ ràng. Cụ thể như cá nhân, công ty đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm trà nhưng để phần chữ nhãn hiệu là “Tea” hoặc “Trà”, nhãn hiệu này sẽ không được bảo hộ do “Tea” hoặc “Trà’  là tên gọi chung chung của sản phẩm, không rõ cá nhân, công ty bảo hộ cho loại trà nào.

Nhãn hiệu dùng từ ngữ mang tính mô tả. Thường là những từ ngữ sử dụng trong thương mại để mô tả sản phẩm. Ví dụ những nhãn hiệu sử dụng đơn độc các từ ngữ mô tả như: cay, nóng (HOT), ngọt (SWEET)…

Nhãn hiệu bị coi là trái với trật tự công cộng và đạo đức là những nhãn hiệu chứa những từ ngữ và sự minh họa bị coi là vi phạm chuẩn mực đạo đức và tôn giáo … sẽ  có khả năng không được bảo hộ rất cao.

Nhãn hiệu được thiết kế giống hoặc tương tự với quốc kỳ, quốc huy của các quốc gia khác;

Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã có trên thị trường;

Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ như Cam Cao Phong nổi tiếng vì chất lượng nhưng cam của bạn được trồng ở Hà Nội nhưng đăng ký nhãn hiệu có kèm từ Cao Phong gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu 

Khi thiết kế nhãn hiệu, để có khả năng bảo hộ cao cá nhân, tổ chức cần lưu ý một số điều sau:

  • Một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu dùng cho nhiều loại hàng hoá, thị trường khác nhau. Nhưng những nhãn hiệu thành công (sử dụng lâu năm, chiếm lĩnh thị trường, người tiêu dùng tín nhiệm) cần tập trung phát huy, không nên thay.
  • Có thể sử dụng thành phần phân biệt trong tên thương mại để làm nhãn hiệu. Coi đó là nhãn hiệu cơ bản, sau đó tạo nên nhãn hiệu liên kết.
  • Không chỉ là chữ, mà nên sử dụng hình ảnh, hoặc kết hợp cả hai. Chú ý dễ nhớ, dễ truyền thụ, dễ phổ cập.
  • Đảm bảo không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác. Do vậy cần phải kiểm tra, đối chiếu trước.
  • Không sử dụng các dấu hiệu không có khả năng phân biệt, bị cấm như: Mô tả hàng hoá, hình vẽ diễn tả hàng hoá, tên gọi thông thường, chỉ dẫn phương pháp sản xuất, số lượng, chất lượng chủng loại, nguồn gốc sản phẩm hàng hoá. Dấu hiệu làm sai lệch, gây nhầm lẫn, lừa dối về chất lượng, công dụng.
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu kiểm tra, dấu bảo hành của cơ quan Nhà nước, trùng với quốc huy, quốc kỳ, ảnh lãnh tụ.

Trên đây là bài viết  chia sẻ kiến thức của chúng tôi về vấn đề Những đối tượng không được bảo  hộ nhãn hiệu”. Bài viết mang tính tham khảo trong quá trình nghiên cứu có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ với chuyên viên tư vấn của Hãng Luật cộng đồng Ms.Ngân qua ? 0943991632 để được giải đáp nhanh nhất!

#Dangkybaohonhanhieu #Sohuutritue

 #Hangluatcongdong

___________________

Hãng Luật cộng đồng

Mail: cabinlawvn@gmail.com

Địa chỉ: Số 2 ngõ 28/10 Đường Nguyên Hồng – Láng Thượng – Đống Đa – Hà Nội

☎ : 0943991632


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/tuongquan/domains/dichvuluat24h.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
0973362221
icons8-exercise-96 chat-active-icon