fbq('track', 'PageView');

Vấn đề miễn trách khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến trong mua bán hàng hóa quốc tế, vấn đề này  được điều chỉnh bởi Công ước Viên 1980 (CISG). Dưới nội dung bài viết này chúng tôi cung cấp kiến thức cơ bản về “Miễn trách khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế” theo quy định của Công ước Viên 1980.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Theo Công ước Viên năm 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (gọi tắt là Công ước Viên năm 1980): Tuy không đưa ra định nghĩa trực tiếp về thuật ngữ này nhưng tại Điều 1 Công ước có lời dẫn  : “Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”.  

Chủ thể hợp đồng  mua bán hàng hóa quốc tế là các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có trụ sở thương mại ở hai quốc gia khác nhau hoặc ở các khu vực hải quan khác nhau  nhau theo quy định của pháp luật. 

Đối tượng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sản phẩm, tức là hàng hóa có thể chuyển qua biên giới quốc gia hoặc biên giới hải quan. 

Các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa có thể thỏa thuận đồng tiền thanh toán là đồng tiền của bên bán hoặc bên mua hoặc của một nước thứ ba bất kỳ.  Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc nước cộng đồng Châu Âu sử dụng đồng Euro làm đồng tiền chung. 

 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn được ký bằng tiếng Anh.  

Tranh chấp nhận phát sinh từ công việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là Tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.  

Luật áp dụng cho hợp đồng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc gia mang tính chất đa dạng và phức tạp.  Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải của luật pháp nước đó mà cả luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ điều kiện nào  nước thứ ba nào đó), thậm chí phải tập quán thương mại quốc tế hoặc quy ước (pháp lý tiền tệ) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng (bên mua và bên mua), được hình thành trong quá trình các bên thương mại, thỏa thuận và đi đến ký kết  đồng kết hợp.  Nội dung của đồng phải hợp pháp, có thể hiển thị các bộ phận bên trong.  Việc thỏa thuận, ký kết và thực hiện hợp đồng phải tuân theo các quy tắc cơ bản, các quy định trong luật pháp của các quốc gia và các bộ luật quốc tế trong lĩnh vực hợp đồng. 

Các trường hợp được miễn trách khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Miễn trừ trách nhiệm của bên bán do gặp sự kiện bất khả kháng

Để được miễn trừ theo cách này, bên vi phạm phải đáp ứng đủ ba điều kiện sau:

+ Thứ nhất: Trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của các bên. Một sự kiện muốn thỏa mãn dấu hiệu này cần thỏa mãn ba điều kiện: phải xảy ra khách quan không phụ thuộc vào ý chí của bên vi phạm; không có lỗi của bên vi phạm gây ra trở ngại này; trở ngại phải hoàn toàn vượt khỏi phạm vi ảnh hưởng của họ hoặc phạm vi trách nhiệm của họ.

Sự kiện đó có thể là các hiện tượng tự nhiên như sóng thần, động đất, núi lửa,…hoặc có thể là những sự kiện do con người tạo ra như đình công, bạo loạn, chiến tranh…Những sự kiện này phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc bên vi phạm không thể thực hiện nghĩa vụ của mình.

+ Thứ hai: Những trở ngại này bên vi phạm đã không thể lường trước được trong quá trình giao kết hợp đồng. Tức là trở ngại đó phải không nhìn thấy trước được hay nằm ngoài khả năng dự kiến trước; các bên không biết hoặc không buộc phải biết sự kiện đó sẽ diễn ra; sự kiện đó phải là sự kiện bất thường, không thường xuyên lặp đi lặp lại như một quy luật.

Nếu trở ngại gây khó khăn do việc thực hiện hợp đồng có thể nhìn thấy trước hay dự kiến trước thì phải coi bên vi phạm nghĩa vụ đã tự mình tiếp nhận gánh chịu rủi ro về trở ngại phát sinh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

+ Thứ ba: Những trở ngại này không thể tránh được và không thể khắc phục được hậu quả khi nó xảy ra dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại và tổn thất mà trở ngại đem lại, là sự kiện xảy ra mà chúng ta không thể tránh được về mặt hậu quả.

Vì thế, khi một sự kiện xảy ra mặc dù đáp ứng hai dấu hiệu trên nhưng bên vi phạm nghĩa vụ đã có thể tránh, khắc phục được trở ngại hoặc tác động vào hậu quả trở ngại bằng các biện pháp tích cực, cần thiết, kịp thời với khả năng thực hiện của mình mà không làm thì vẫn phải chịu trách nhiệm.

Miễn trừ trách nhiệm do lỗi của bên mua

Căn cứ miễn trách nhiệm trong trường hợp này phải do lỗi của bên bị vi phạm (bên mua). Theo đó, bên bán sẽ được miễn trách nhiệm nếu như nguyên nhân của việc vi phạm đó do những hành vi hay sơ suất của chính bên mua. Nói cách khác, bên mua sẽ mất quyền yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ của mình nếu như việc không thực hiện đó xuất phát từ chính những hành vi và sơ suất của bên mua. Quy định miễn trách nhiệm do lỗi của bên mua là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với nguyên tắc lỗi. Người gây ra việc thực hiện không đúng hợp đồng thì họ không thể viện dẫn việc này để đem lại lợi ích cho chính họ, khi họ làm cho phía bên kia không thể thực hiện đúng nghĩa vụ thì họ không có quyền buộc bên kia phải chịu trách nhiệm.

Miễn trừ trách nhiệm do thỏa thuận trong hợp đồng

Pháp luật thương mại đề cao tính tự do trong hợp đồng. Do vậy, các bên được quyền tự thỏa thuận các trường hợp miễn trách nhiệm khi giao kết hợp đồng thương mại. Thỏa thuận giữa các bên về trường hợp miễn trách nhiệm phải tồn tại trước khi xảy ra vi phạm và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài.

Miễn trừ trách nhiệm do bên thứ ba có quan hệ với bên bán gặp phải sự kiện bất khả kháng

Bên bán sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợp việc vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba (người được bên vi phạm giao cho hoàn thành toàn bộ hoặc một phần hợp đồng). Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào thiệt hại do bên thứ ba gây nên cũng được hưởng quyền miễn trách nhiệm. Bên vi phạm hợp đồng do lỗi của người thứ ba chỉ được miễn trách nhiệm khi người thứ ba rơi vào “trở ngại” như trường hợp trên. Trường hợp này trong thực tế rất dễ xảy ra do bên bán hàng thường không phải là người trực tiếp sản xuất ra hàng hóa, không trực tiếp vận chuyển. Hầu hết bên bán là đều là trung gian trong chuỗi phân phối hàng hóa. Trong trường hợp bên bán là nhà sản xuất thì cũng rất ít hàng hóa được làm ra hoàn toàn bởi một nhà máy.

Trên đây là bài viết chia sẻ một số vấn đề về “Miễn trách trong trường hợp vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”. Bài viết mang tính chất tham khảo, trong quá trình nghiên cứu có bất kỳ vướng mắc nào bạn đọc liên hệ với chuyên viên tư vấn của Hãng Luật cộng đồng Ms.Ngân qua   ? 0943991632 để được giải đáp nhanh nhất!

#Muabanhanghoaquocte

#Hangluatcongdong

____________________

Hãng Luật cộng đồng

Mail: cabinlawvn@gmail.com

Địa chỉ: Số 2 ngõ 28/10 Đường Nguyên Hồng – Láng Thượng – Đống Đa – Hà Nội

☎ : 0943991632


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/tuongquan/domains/dichvuluat24h.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
0973362221
icons8-exercise-96 chat-active-icon