fbq('track', 'PageView');

Quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam

Hiện nay quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng ngày càng được quan tâm, nhìn nhận dưới góc độ sâu, rộng hơn. Ở Việt Nam các cá nhân, tổ chức cũng rất quan tâm về vấn đề bảo hộ quyền tác giả, nhưng về những vấn đề cặn kẽ như bản chất, giới  hạn bảo hộ, hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền tác giả chưa được hiểu đúng, hiểu một cách chi tiết, đặc biệt đối với thị trường thông tin truyền đạt nhanh qua mạng internet. Dưới nội dung bài viết này Hãng Luật cộng đồng chia sẻ với bạn đọc một số kiến thức về “Quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” .

Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả là một trong những quyền quan trọng nhất đối với mỗi tác giả, nghệ sĩ và các nhà sáng tạo khác. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra.”

Do đó có thể hiểu quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm xác định nghĩa vụ của các chủ thể khác trong việc sử dụng các sản phẩm trí tuệ cũng như quy định về trình tự thực hiện và bảo hộ các quyền đó khi có hành vi vi phạm.

Quyền tác giả có thể được coi là quyền dân sự của các chủ thể với tư cách là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học.

Loại sản phẩm  nào được bảo hộ quyền tác giả?

Quyền tác giả là những quy định nhằm bảo hộ cho những sáng tạo văn học và nghệ thuật, các tác phẩm đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả là các sáng tạo trí tuệ gốc. Hiện nay pháp luật về sở hữu trí tuệ không liệt kê chi tiết danh mục các loại tác phẩm  được bảo hộ quyền tác giả nhưng trên thực tiễn các loại tác phẩm được bảo hộ như sau:

  • Tác phẩm văn học;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm nghệ thuật;
  • Bản đồ các bản vẽ kỹ thuật;
  • Các tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm điện ảnh;
  • Chương trình máy tính;
  • Các sản phẩm đa phương tiện;

Hiện nay với nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa những tác phẩm  được tạo ra từ công nghệ, số hóa, mạng internet như điện ảnh, chương trình máy tính, người thiết kế trang web, doanh nghiệp đa phương tiện, công ty quảng cáo, đài phát thanh, nhà xuất bản  và các kênh truyền hình sáng tạo và truyền bá các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo  các quy định thông thường. 

Lưu ý: Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng chứ không phản bản thân ý tưởng. Sự sáng tạo được pháp luật bảo hộ là sự sáng tạo về sự chọn lọc  và sắp xếp các từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc, mã code….

Cách thức bảo hộ quyền tác giả

Không giống như các quyền sở  hữu trí tuệ khác bắt buộc phải đăng ký mới  được bảo hộ. Quyền tác giả là một trong những loại quyền đặc biệt, không phụ thuộc vào các thủ tục hành chính. Một tác phẩm vừa được sáng tạo ra đã tự động được bảo hộ quyền tác giả ngay khi định hình. 

Hiện nay theo quy định của pháp luật có những cách thức bảo  hộ quyền tác giả như sau:

  • Tác giả gốc của tác phẩm được bảo hộ quyền  tác giả có đọc q quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm theo những điều kiện thỏa thuận. Tác giả của tác phẩm có thể ngăn cấm hoặc cho phép:
  • Tái bản dưới nhiều hình thức khác nhau, như bản in hoặc bản ghi âm;
  • Phân phối lần đầu đầu tiên đến  công chúng thông qua bán và chuyển nhượng quyền sở hữu trong bản sao hữu hình;
  • Cho thuê các bản sao đối với chương trình máy tính và bản ghi âm, cũng như các tác phẩm nghe nhìn;
  • Biểu diễn trước công chúng đối với một vở kịch hoặc tác phẩm âm nhạc;
  • Sao chép dưới các hình thức;
  • Phát sóng thông qua truyền thông, cáp quang và vệ tinh;
  • Dịch ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ khác hoặc chuyển thể, một tiểu thuyết thành kịch bản phim.

Bảo hộ các quyền tài sản có thời hạn nhất định. Thời hạn này cho phép tác giả và người thừa kế hưởng lợi  về tài chính trong một thời  hạn nhất định.

Tác giả hoặc chủ sở hữu quyền  tác giả của tác phẩm để thực thi các quyền theo thủ tục hành chính và tại tòa án thông qua việc thanh tra cơ sở sản xuất để thu thập bằng chứng về việc sản xuất hoặc sở hữu hàng hóa xâm phạm quyền tác giả hoặc được sản xuất hợp pháp  liên quan đến tác phẩm được bảo  hộ. Chủ sở hữu có thể ngăn chặn hành vi nêu trên cũng như yêu cầu bồi thường cho những thiệt hại về tài chính hoặc sự thừa nhận.

Trên đây là bài viết  về “Quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam”. Trong quá trình  nghiên cứu có bất kỳ vướng mắc nào vui lòng liên hệ bộ phận nhân viên chuyên trách của chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp Trực tiếp – Nhanh chóng – Kịp thời và nhận báo giá chi tiết nhất các dịch vụ pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn có thêm chút kiến thức về Quyền tác giả theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nội dung bài viết trên mang tính chất tham khảo để có thông tin chính xác kịp thời vui lòng liên hệ tới chúng tôi: 094.399.1632 tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình 24/7.

#Sohuutritue

#Quyentacgia

 ____________________

Hãng Luật cộng đồng

Mail: dichvuluat24h.com@gmail.com

Địa chỉ: Số 2 ngõ 28/10 Đường Nguyên Hồng – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội

☎ : 0943991632


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/tuongquan/domains/dichvuluat24h.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
0973362221
icons8-exercise-96 chat-active-icon