fbq('track', 'PageView');

Chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong doanh nghiệp

Cổ phần là những  vấn  đề pháp lý cơ bản của công ty cổ phần, mang bản chất là quyền tài sản những cổ phần đó hình thành lên vốn điều lệ của công ty. Như vậy trong nhiều trường hợp khi muốn thay đổi, muốn chuyển nhượng cổ  phần thì các cổ đông cần phải làm gì và làm như thế nào. Dưới nội dung bài viết này Hãng luật Cộng Đồng chia sẻ với bạn đọc những kiến thức về “Chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong doanh nghiệp”.

  1. Chuyển nhượng cổ phần là gì?

Có thể hiểu cổ phần là đơn vị vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần hay nói cách khác cổ phẩn là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty thành các phần bằng nhau. Điểm a khoản 1 điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về vốn điều lệ như sau: “Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần”

Hiện nay, pháp luật cũng không đưa ra định nghĩa thế nào là chuyển nhượng cổ phần, tuy nhiên, dựa vào những quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần ta có thể hiểu chuyển nhượng cổ phần là bên nắm giữ cổ phần trong công Ty cổ phần thực hiện các hành vi làm thay đổi (mua bán, biếu tặng, thừa kế…) số lượng cổ phần đang nắm giữ cho bên còn lại, và bên còn lại là các tổ chức, cá nhân hoặc cổ đông trong chính công ty cổ phần đó.

Chuyển nhượng cổ phần có thể là cổ đông phổ thông thực hiện chuyển nhượng cổ phần hoặc cổ đông sáng lập thực hiện chuyển nhượng cổ phần của mình.

  1. Quyền chuyển nhượng cổ phần

Hiện nay pháp luật cho phép tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ một số trường hợp thì cần đáp ứng điều kiện hoặc điều lệ công ty quy định.

Theo khoản 1 điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng

Như vậy, chỉ ngoại trừ trường hợp theo khoản 3 điều 120 Luật doanh nghiệp quy định: Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

  1. Chuyển nhượng cổ phần cần hồ sơ gì?

Thứ nhất, Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần của cổ đông phổ thông

+ Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;

+ Quyết định Đại hội đồng cổ đông;

+ Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;

+ Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;

Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế).

Thứ hai, hồ sơ chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập

+ Thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập theo mẫu.

+ Ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo:

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;

Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;

Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Trong trường hợp cử người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam; Kèm theo văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

  1. Trình tự thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần
  • Bước 1: Nộp hồ sơ

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; hoặc nộp qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký qua mạng).

  • Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký trong trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung

  •  Bước 3: Nhận kết quả

Mọi thông tin vui lòng liên hệ bộ phận nhân viên chuyên trách của chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp Trực tiếp – Nhanh chóng – Kịp thời và nhận báo giá chi tiết nhất các dịch vụ pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn có thêm chút kiến thức về thủ tục chuyển nhượng cổ phần theo quy định mới nhất. Nội dung bài viết trên mang tính chất tham khảo để có thông tin chính xác kịp thời vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua số điện thoại 0943991432  tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình 24/7.


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/tuongquan/domains/dichvuluat24h.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6085
0973362221
icons8-exercise-96 chat-active-icon