Cho thuê lại lao động là ngành nghề xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, cho đến nay ngành nghề này càng phát triển. Ở các quốc gia phát triển như Nhật bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Anh… ngành nghề này là lực góp phần to lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển của lực lượng lao động. Nhưng đây là ngành nghề kinh doanh nhạy cảm vì liên quan đến sức lao động. Tại Việt Nam nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn khi kinh doanh ngành nghề này. Dưới nội dung bài viết này Hãng Luật Cộng đồng chia sẻ một số kiến thức về Kinh doanh cho thuê lại lao động.
Cho thuê lại lao động là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện nay Cho thuê lại lao động là việc Người lao động giao kết hợp đồng lao động với một Người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của Người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
Hoạt đồng này gồm ba chủ thể tham gia: Người lao động, người cho thuê lại lao động, người thuê lại lao động.
Căn cứ phát sinh trong quan hệ cho thuê lại lao động có ba căn cứ làm phát sinh gồm: Hợp đồng lao động làm phát sinh quan hệ giữa người lao động cho thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động; Hợp đồng lao động làm phát sinh quan hệ giữa doanh nghiệp cho thuê lao động và doanh nghiệp thuê lại lao động; Hành vi sử dụng lao động thực tế làm phát sinh quan hệ giữa người lao động được thuê lại và doanh nghiệp thuê lại lao động.
Quyền quản lý điều hành: Bên sử dụng lao động trực tiếp lại không ký kết hợp đồng lao động với người lao động mà thông quan một chủ thể khác là bên cho thuê lao động và bên thuê lao động có quyền quản lý, điều hành trực tiếp người lao động.
Hợp đồng cho thuê lại lao động khi kết thúc hợp đồng bên cho thuê lại lao động có nghĩa vụ nhận lại người lao động từ chủ thể thuê và bố trí việc làm tiếp theo cho người lao động.
Bản chất hoạt động cho thuê lại lao động
Từ cách quy định của pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động có thể hiểu trong hoạt động này gồm có ba quan hệ chính sau:
- Quan hệ giữa người cho thuê lại lao động và Người lao động được cho thuê lại. Quan hệ lao động này được xác lập trên cơ sở của Hợp đồng lao động giữa người cho thuê lại lao động. Trong mối quan hệ này Người sử dụng lao động là người cho thuê lại lao động và Người lao động là người được cho thuê lại. Trách nhiệm chi trả lương, các khoản lợi ích hợp pháp của người lao động thuộc về người cho thuê lại lao động. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì mối quan hệ giữa người cho thuê lại lao động và người lao động cho thuê là mối quan hệ lao động.
- Quan hệ này là quan hệ tư, các bên tuân theo nguyên tắc cung – cầu, một bên có nhu cầu sử dụng về nguồn nhân lực ngắn hạn mà không phải tuyển dụng và một bên có nguồn cung nhân lực đáp ứng nhu cầu đó.
- Quan hệ giữa người lao động và người thuê lại lao động. Theo quy định của pháp luật Việt Nam đây không được coi là quan hệ lao động do quan hệ này không được xác lập trên cơ sở Hợp đồng lao động nên không có cơ sở, căn cứ để phát sinh quan hệ lao động nên theo pháp luật nước ta nhận định quan hệ này là quan hệ có lợi ích người thứ ba.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ bộ phận nhân viên chuyên trách của chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp Trực tiếp – Nhanh chóng – Kịp thời và nhận báo giá chi tiết nhất các dịch vụ pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn có thêm chút kiến thức về Những điều cần biết về ngành nghề cho thuê lại lao động. Nội dung bài viết trên mang tính chất tham khảo để có thông tin chính xác kịp thời vui lòng liên hệ tới chúng tôi: 094.399.1632 tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình 24/7.
#Tuvanphaplymienphi
____________________
Hãng Luật cộng đồng
Mail: dichvuluat24h.com@gmail.com
Địa chỉ: Số 2 ngõ 28/10 Đường Nguyên Hồng – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội
☎ : 0943991632