fbq('track', 'PageView');

Những điều cần lưu ý khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

Với những chính sách mở cửa thị trường Việt Nam đang thu hút rất nhiều nguồn lực đầu tư nước ngoài. Với lợi thế nguồn lao động dồi dào, thị trường kinh tế đa dạng, chính sách pháp luật nhiều ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi. Dưới những thuận lợi về con người, chính sách, quy định tại Việt Nam, nhà đầu nước ngoài cũng cần  phải lưu ý một số vấn đề khi rót vốn đầu tư tại Thị trường kinh tế này.

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức nào?

Hiện nay, pháp luật quy định 05 hình thức đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cụ thể:

  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:  là việc nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Doanh nghiệp ở đây có thể là Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần.
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức thông qua việc:
  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc có thể cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần, cũng là hình thức đầu tư tại Việt Nam;
  • Góp vốn vào công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH);
  • Góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác không thuộc hai trường hợp trên.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế bằng cách : Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hay từ cổ đông; Mua phần vốn góp của những thành viên công ty TNHH để trở thành thành viên của công ty TNHH; Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong các công ty hợp danh để trở thành một thành viên góp vốn của công ty hợp danh; Mua phần vốn góp của các thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp trên.

  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hình thức hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP): Là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân.

Trong mô hình PPP, việc xác lập quan hệ đối tác thông thường là qua một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý hoặc một số cơ chế khác, trong đó đồng ý chia sẻ các trách nhiệm liên quan đến việc thực hiện và quản lý của các dự án cơ sở hạ tầng. Quan hệ đối tác được xây dựng trên chuyên môn của từng đối tác đáp ứng nhu cầu được xác định rõ ràng thông qua việc phân bổ thích hợp về: tài nguyên, nguồn lực; rủi ro; trách nhiệm; chế độ khen thưởng.

Điều kiện để người nước ngoài đầu  tư tại Việt Nam

Các lĩnh vực đầu tư kinh doanh tại Việt Nam rất rộng và đa dạng, nhà đầu tư nước ngoài có thể tự do lựa chọn các lĩnh vực và hình thức đầu tư phù hợp với mình. Vì bản chất của các hình thức đầu tư là khác nhau do đó điều kiện để đáp ứng mỗi loại cũng không giống nhau. Tuy nhiên có 02 điều kiện cơ bản nhất mà nhà đầu tư nước ngoài cần  phải đáp ứng:

  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài. Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
  • Đầu tư những lĩnh vực ngành nghề không nằm trong danh sách Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như:Kinh doanh các chất ma túy. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật; Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã. Kinh doanh mại dâm. Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người. Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Kinh doanh pháo nổ.

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật đầu tư 2020, khi thuộc một trong các  trường hợp sau đây thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

– Tổ chức kinh tế khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Trên đây là bài chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “Những vấn đề cần lưu ý khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam”. Bài viết mang tính chất  tham khảo, trong quá trình nghiên cứu bạn đọc có baatf kỳ vướng mắc nào vui lòng liên hệ  với chuyên viên tư vấn của Hãng Luật cộng đồng Ms.Ngân qua ? 0943991632 để được giải đáp nhanh nhất!

#Phaplydoanhnghiep #Dautunuocngoai #Thanhlapdoanhnghiep

#Hangluatcongdong

____________________

Hãng Luật cộng đồng

Mail: cabinlawvn@gmail.com

Địa chỉ: Số 2 ngõ 28/10 Đường Nguyên Hồng – Láng Thượng – Đống Đa – Hà Nội

☎ : 0943991632


Deprecated: Function WP_Query được gọi với một tham số đã bị loại bỏ kể từ phiên bản 3.1.0! Hãy sử dụng ignore_sticky_posts thay cho caller_get_posts (sẽ sớm bị loại bỏ) in /home/tuongquan/domains/dichvuluat24h.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078
0973362221
icons8-exercise-96 chat-active-icon