Trong nền kinh tế thị trường hiện nay vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ không còn xa lạ đối với nhà kinh doanh, nhà sản xuất…Trên thực tế cho thấy, bất cứ một sản phẩm mới được đưa ra thị trường và thu hút thành công thì sau đó sẽ thấy hàng loạt các sản phẩm giống hoặc tương tự được đưa ra để cạnh tranh. Do đó điều đặt ra là chỉ dựa vào thiết kế, mẫu mã… được in trên sản phẩm khách hàng có thể phân biệt, nhận diện được hàng hóa của mình hay không? Hay còn những các biện pháp khác thể hiện rõ hơn về sản phẩm của mình? Dưới nội dung bài biết này Hãng Luật cộng đồng chúng tôi chia sẻ một số kiến thức về Sở hữu trí tuệ dưới các nội dung cụ thể sau:
Sở hữu trí tuệ là gì?
Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v…Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên. Trong số các quyền này có 2 quyền thường được nhắc đến là quyền tài sản và quyền nhân thân.
Như đã nói ở phần mở đầu một sản phẩm được đưa ra thị trường thành công, sau đó sẽ xuất hiện các sản phẩm khác giống hoặc tương tự nó về mặt hình thức, nội dung, chất liệu …điều này ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của nhà sáng tạo gốc. Nhiều trường hợp còn đánh bật sản phẩm gốc ra khỏi thị trường, trong khi nhà sáng tạo gốc đầu tư đáng kể cho việc xây dựng, phát triển sản phẩm mới thì đối thủ cạnh tranh lại chỉ mất một chút công sức mà lại có thành quả lớn.
Đó là những lý do quan trọng để các doanh nghiệp, nhà sáng tạo, nhà sản xuất… phải sử dụng đến hệ thống sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm sáng tạo và sáng chế của mình nhằm mang lại cho họ các độc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thương hiệu, tác phẩm văn học nghệ thuật và các tài sản vô hình khác, hạn chế vi phạm sao chép và bắt chước của đối thủ cạnh tranh một cách đáng kể.
Các biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ
Tùy thuộc vào bản chất của tài sản mà pháp luật có những công cụ pháp lý khác nhau để bảo vệ theo một số dạng như sau:
- Các Sản phẩm và quy trình sáng tạo có thể được bảo hộ theo sáng chế và giải pháp hữu ích.
- Các kiểu dáng sáng tạo được bảo hộ theo kiểu dáng công nghiệp.
- Thương hiệu được bảo hộ theo nhãn hiệu.
- Mạch bán dẫn được bảo hộ theo thiết kế bố trí hoặc mạch tích hợp bán dẫn.
- Bí mật thương mại bảo hộ thông tin có bí mật thương mại;
- Tác phẩm văn hóa, nghệ thuật văn học, phần mềm máy tính và sưu tập dữu liệu được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan;
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có được thực hiện ở những quốc gia nào?
Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế thời đều có pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế có Công ước Paris và Công ước Berne được thông qua vào 1883 và 1886, tiếp theo đó là Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu liên quan đến việc bảo hộ một số loại quyền sở hữu trí tuệ.
Trên đây là bài chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”. Bài viết mang tính chất tham khảo, trong quá trình nghiên cứu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào vui lòng liên hệ với chuyên viên tư vấn của Hãng Luật cộng đồng Ms.Ngân qua ? 0943991632 để được giải đáp nhanh nhất!
#Sohuutritue
#Hangluatcongdong
____________________
Hãng Luật cộng đồng
Mail: cabinlawvn@gmail.com
Địa chỉ: Số 2 ngõ 28/10 Đường Nguyên Hồng – Láng Thượng – Đống Đa – Hà Nội
☎ : 0943991632