Thứ ba, Công ty Cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật.
⇒ Điều kiện để thành lập Côn ty cổ phần phải có tối thiểu 03 cổ đông góp vốn trở lên. Nếu như TNHH quy định tối thiểu và tối đa lần lượt là 02 và 50 thành viên, thì Công ty Cổ phần chỉ quy định tối thiểu là 03 và không quy định tối đa là bao nhiêu thành viên.
Hướng dẫn thủ tục hồ sơ chi tiết để thành lập công ty
Hồ sơ chi tiết thành lập công ty gồm:
- Điều lệ công ty;
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần);
- Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).
Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty chi tiết năm 2022 tại Hà Nội
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập mở công ty
Thành viên góp vốn cần chuẩn bị thông tin cho việc thành lập Công ty bao gồm thông tin thành lập công ty như tên công ty, địa chỉ, vốn góp, thành viên và giấy tờ cá nhân như chứng minh thư hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước (bản sao chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty tới Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hiện nay việc nộp hồ sơ thành lập công ty có hai cách:
- Hình thức Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố
- Hình thức Nộp trực tuyến (online) thông qua cổng thông tin trực tuyến
Bước 3: Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ thành lập công ty
Chuyên viên sau khi tiếp nhận, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, thì Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong vòng năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Với hình thức nộp hồ sơ trực tuyến, sau khi nộp xong chuyên viên sẽ kiểm tra hồ sơ và trong trường hợp hồ sơ đẩy đủ và hợp lệ, thì người nộp hồ sơ mang bản cứng hồ sơ đến phòng 1 cửa để đối chiếu và nhận kết quả.
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập Công ty
Thành viên hoặc người được ủy quyền tiến hành nộp hồ sơ sẽ đến sở kế hoạch đầu tư để tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký công ty sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ trực tuyến
Bước 5: Khắc dấu, đăng bố cáo thành lập công ty trên cổng thông tin
Căn cứ Theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp hiện nay, doanh nghiệp được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu của doanh nghiệp và hiện tại từ năm 2021 không áp dụng hình thức công bố thông tin mẫu dấu trước khi sử dụng. Do đó, sau khi hoàn thành xong việc làm dấu, doanh nghiệp có thể sử dụng con dấu được ngay mà không cần công bố.
Ngoài ra, sau khi thực hiện 05 bước nêu trên, khách hàng sẽ cần thực hiện thêm 1 số việc để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động kinh doanh như:
+ Phải thực hiện mua và sử dụng chữ ký số để kê khai thuế đến cơ quan thế
+ Mua và sử dụng hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn
+ Thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp
BÁO GIÁ DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
GÓI SIÊU TIẾT KIỆM:
950.000 VNĐ
Gói siêu tiết kiệm, dành cho khách hàng chỉ cần ĐKKD
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Mã số thuế doanh nghiệp